Phễu Marketing là một trong những khái niệm quan trọng đối với doanh nghiệp. Có thể nói vai trò của nó vô cùng to lớn trong tiến trình xúc tiến các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng nắm rõ được cơ chế xây dựng của khái niệm này. Thông qua bài viết sau, Workplus sẽ mang đến cho bạn các kiến thức khái quát hơn về phễu Marketing là gì?
Khái niệm về phễu Marketing
Hình ảnh của chiếc phễu khá tượng hình. Nó mang đến cho bạn suy nghĩ về những dòng chảy từ phần phình to ra đến đầu nhỏ hơn ở đáy. Điều này tạo nên sự lưu thông cũng như tiến trình bất biến đối với một sự vật hay hiện tượng nào đó.
Đến với lĩnh vực Marketing cũng vậy. Khái niệm phễu Marketing chính là ý chỉ về tiến trình đi từ khách hàng đến thương hiệu. Nó sẽ là quá trình với nhiều giai đoạn chuyển giao khác nhau. Không phải tự nhiên mà họ mua sản phẩm của bạn. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và nó có thành công hay không chính là nhờ vào việc xây dựng phễu Marketing hợp lý hay không.
Tóm lại, khái niệm phễu Marketing chính là ý chỉ chiến lược tiếp thị của nhà cung cấp. Chúng được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Tiến trình tiếp cận khách hàng hiệu quả mang lại cho bạn nguồn thu lớn và chỉ số lợi nhuận tăng cao.
Mô hình phễu Marketing là gì?
Gần như không có một mô hình chuẩn xác cho tiến trình tiếp thị của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên cơ bản, nó sẽ được chia làm các bước nhỏ hơn. Nhìn chung hiện nay, mô hình phễu Marketing được chia làm 3 loại khác nhau. Đó là mô hình 3 bước, mô hình 4 bước và mô hình 5 bước.
Bạn đang quan tâm đến Phần mềm quản lý công việc Workplus Platform. Click vào ảnh để yêu cầu hỗ trợ và được tư vấn miễn phí, Demo trải nghiệm các tính năng chuyên biệt của phần mềm.
Mô hình phễu 3 bước TOFU – MOFU – BOFU
Đây là mô hình cơ bản nhất. Nó được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Có thể nói là tính ứng dụng và linh hoạt khá cao.
Trong đó, các khái niệm cụ thể như sau:
- TOFU – Top of the funnel: Nhận thức được đặt ở vị trí trên cùng của phễu.
- MOFU – Middle of the funnel: Suy xét là giai đoạn thứ 2 nằm ở giữa phễu.
- BOFU – Bottom of the funnel: Chuyển đổi là giai đoạn cuối cùng được đặt ở cuối phễu.
Trên cơ bản, mọi mô hình đều sẽ có 3 bước chuyển đổi này. Quá trình đi từ nhận thức đến chuyển đổi tùy thuộc vào chiến lược tiếp cận khách hàng của bạn. Sự chuyển đổi có thể được thực hiện. Hoặc cũng có thể không. Nó phụ thuộc vào sự lựa chọn cuối cùng mà người tiêu dùng đưa ra.
Theo sự phát triển của nền kinh tế và ý thức mua sắm của khách hàng hiện nay, mô hình được phức tạp hóa với 4 bước và 5 bước. Cụ thể là gì, hãy theo dõi phần tiếp theo nhé!
Phễu Marketing là gì? Mô hình phễu 4 bước AIDA
Sự khác biệt của mô hình phễu 3 bước với 4 bước nằm ở khu vực giữa phễu. Nó được chia nhỏ ra để theo nên nhiều giai đoạn biến đổi chi tiết hơn.
- Awareness: Nhận thức.
- Interest: Quan tâm.
- Desire: Mong muốn.
- Action: Hành động.
Nhờ vào sự biến đổi này mà quá trình tiếp cận dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy được sự uyển chuyển khi chuyển giao giữa các giai đoạn với nhau.
Xem thêm: Phần mềm Microsoft Teams là gì? Các tính năng chính của phần mềm
Mô hình phễu 5 bước – Mô hình trải nghiệm khách hàng
Mô hình hoàn thiện nhất có thể nói là mô hình 5 bước. Nó phân tích tâm lý khá chính xác mang lại cho nhà kinh doanh các nhận định hiệu quả hơn.
- Awareness: Nhận thức.
- Consideration: Suy xét.
- Conversion: Chuyển đổi.
- Loyalty: Sự trung thành.
- Advocacy: Sự vận động.
Chúng ta có thể thấy rằng, những mô hình về sau sẽ càng phức tạp hơn. Nó có nhiều bước chuyển giao nhằm chia nhỏ và phân công cụ thể. Tuy nhiên, trên cơ bản, không thể khẳng định mô hình nào là hoàn hảo nhất với bạn.
Sự thích hợp đến từ nhiều mặt khác nhau. Đối với mỗi doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh riêng biệt, bạn cần có sự lựa chọn phù hợp. Đôi khi, việc rườm rà quá lại phản tác dụng và gây mất thời gian, tốn kém chi phí.
Dựa vào điều kiện kinh doanh và đặc thù về phân khúc thị trường sẽ giúp những chuyên gia Marketing đưa ra nhận định và phán đoán cho riêng mình.
Xây dựng phễu Marketing là gì?
Quá trình xây dựng phễu Marketing sẽ trải qua các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu
Những việc cần làm khi nghiên cứu khách hàng có thể được liệt kê cụ thể:
- Nghiên cứu thị trường.
- Khoanh vùng nhóm khách hàng tiềm năng.
- Khảo sát và tổng hợp đặc điểm của họ.
- Phân tích xác định tính cách và điểm đau (pain point).
- Tạo một persona (chân dung khách hàng) của đối tượng tiềm năng.
- Xác định Customer Insights.
Bước 2: Thiết kế phễu Marketing là gì?
Sau khi xác định được nhóm khách hàng của mình, hãy tiến hành thiết kế phễu Marketing. Việc lựa chọn mô hình 3 bước, 4 bước hay 5 bước sẽ phụ thuộc vào việc chi tiết hóa của bạn. Và đương nhiên, hãy cân nhắc đến tính hiệu quả của từng mô hình khác nhau.
Bước 3: Đo đạc kết quả ở mỗi tầng của phễu Marketing
Việc đo đạc này cần được thực hiện vô cùng nghiêm túc. Nó sẽ cho bạn thấy được sự thay đổi của thị trường cùng với yếu tố tâm lý khách hàng. Những thông số mà bạn cần quan tâm bao gồm:
- Cost-per-action (CPA): giá trị trên mỗi hành động: Chi phí bạn cần bỏ ra để khách hàng thực hiện một hành động cụ thể. Nó có thể là mua hàng, đăng ký tài khoản hay theo dõi mạng xã hội.
- Customer lifetime value (CLV): giá trị vòng đời khách hàng: Giá trị mà khách hàng mang lại cho bạn. Nó có tính liên tục chứ không chỉ xét duyệt trên một lần mua sản phẩm.
- Conversion rate (CR): tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ này cho thấy có bao nhiêu phần trăm khách hàng sẵn sàng hành động sau khi tiếp cận với sản phẩm và dịch vụ của bạn.
- Conversion rate per channel: tỷ lệ chuyển đổi trên từng kênh: Doanh nghiệp không chỉ có một kênh quảng bá. Bạn cần xem xét tính hiệu quả của từng phương tiện riêng biệt. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá và rút gọn cơ cấu của mình đối với các phương thức kém hiệu quả hơn.
Vai trò của phễu Marketing là gì?
Việc một doanh nghiệp cần tiếp cận và xây dựng phễu Marketing xuất phát từ vai trò của nó đối với hiệu quả kinh doanh của bạn. Cụ thể như sau:
- Hoạch định chiến lược tiếp thị cho từng giai đoạn.
- Quá trình Marketing nhất quán, đồng bộ với chu trình hợp lý.
- Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng.
- Mang tính đột phá cho chiến lược tiếp theo.
Tổng kết
Funnel Marketing hay phễu Marketing là gì? Khái niệm này vừa được chúng tôi trình bày chi tiết với bạn. Và có lẽ, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì việc xây dựng mô hình này đều vô cùng quan trọng.
Một vài cách thức giúp bạn cải thiện hiệu quả hoạt động của phễu Marketing trong quản lý công việc như sau:
– Thực hiện việc đo lường Heatmap.
– Theo dõi phiên làm việc.
– Khảo sát tại tầng cuối cùng ra quyết định.
– Livechat.
Dựa vào những đánh giá về vai trò của phễu Marketing, có thể khẳng định, doanh nghiệp thực sự cần xây dựng và thiết lập một mô hình thật hoàn chỉnh cho mình.